01:57:01 10-06-2023
Trang chủ Tin tức

Toàn trường

Tin tức nổi bật toàn trường

Báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"

Báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua
1. Kết quả triển khai thực hiện trong năm 2012

- Hòa cùng phong trào thi đua “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II xác định việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tư vấn cho các địa phương trong việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2012.

- Trường đã phổ biến tầm quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến tất cả các giảng viên của Trường, kể cả giảng viên kiêm nhiệm. Dựa vào năng lực chuyên môn của từng giảng viên, Trường đã phân công từng giảng viên từ 2 - 4 chuyên đề giảng dạy liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Qua công tác tư vấn 2 mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới (Tân lập, Bình Phước và Tam Phước, Quảng Nam), cùng với việc nghiên cứu từ nhiều mô hình thực tế Trường đã tổ chức nhiều buồi sinh hoạt khoa học để các giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, trau đổi kiến thức chuyên môn, cập nhật các văn bản có liên quan…

- Trường đã tư vấn và thảo luận với các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương… thiết kế các chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới. Dựa vào tình hình và bước đi cụ thể của từng địa phương, Trường xây dựng các chuyên đề giảng dạy phù hợp.

- Kết quả vể tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức nông thôn mới và Hợp tác xã

Lĩnh vực

Số lớp

Số học viên

Địa điểm mở lớp

Trường

Địa phương

Nông thôn mới

132

9.108

7

125

HTX

22

1.165

4

18

Tổng

154

10.273

11

143

- Phân theo nguồn:

            + Các lớp  mở theo chương trình dự án:     06 lớp,    4%

            + Các lớp  tự khai thác:                            148 lớp,  96%

- Phân theo địa điểm mở lớp

            + Mở tại các tỉnh:     143 lớp,  93%

            + Mở tại trường:       11 lớp,    7%

 - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hướng đến mục tiêu nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi của các cán bộ xây dựng nông thôn mới và được thiết kế theo từng học phần. Tuỳ vào nhu cầu cụ thể của từng địa phương, chúng tôi linh động thiết kế chương trình phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất cho Ban Chỉ đạo và cán bộ ban ngành cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban Quản lý cấp xã và Ban phát triển thôn, ấp. Thời gian và địa điểm tổ chức được bố trí phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của học viên.

 - Ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường còn tư vấn các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong việc định hướng và hỗ trợ các xã thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, tư vấn các xã phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc

lập đề án xây dựng nông thôn mới …

 - Trường còn phối hợp tốt với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn trong việc triển khai một số lớp tại địa phương. Một trong những việc hết sức quan trọng là Trường góp ý trong việc sửa đổi  Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

2. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện Phong trào:

 2.1 Thuận lợi:

Sự tín nhiệm và hợp tác có hiệu quả của các địa phương. Với phương châm nhất thể hóa quá trình nghiên cứu thực tiễn, đào tạo và tư vấn, Trường đã dần khẳng định chất lượng và hiệu quả hoạt động với các đối tác. Trên cơ sở bám sát thực tiễn, vận dụng những lý luận khoa học, Trường đã thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu và trình độ tiếp thu của học viên.

Sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo, cầu tiến của tất cả đội ngũ lãnh đạo và giảng viên của Trường là yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần vào sự thành công của Trường.

 2.2 Khó khăn:

- Kinh phí tổ chức lớp theo định mức rất hạn hẹp, nhất là các lớp mở tại các xã, việc đi lại và lưu trú rất khó khăn.

- Các lớp hầu như tổ chức tại các địa phương (143 lớp, chiếm 93% số lớp) nên việc đi lại của giáo viên chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Trường, sức khỏe của giảng viên.

 - Nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp chưa đầy đủ, thiếu chủ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực cho một số cán bộ còn gặp nhiều khó khăn

3. Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ, ngành, Chính phủ về triển khai Phong trào thi đua giai đoạn 2013-2015:

Trường đề xuất tập trung triển khai Phong trào thi đua giai đoạn 2013-2015, hướng vào chủ đề “Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới” và “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập ở các địa phương”.

4. Đăng ký thi đua hỗ trợ địa phương trong xây dựng nông thôn mới trong năm 2013 và đến năm 2015:

Trường tiếp tục đăng ký Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tư vấn cho các địa phương trong việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt Trường tiếp tục chương trình tư vấn mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới tại các địa phương (Tân lập, Bình Phước và Tam Phước, Quảng Nam).

Phối hợp với Đoàn khối Bộ Nông nghiệp hằng năm, tổ chức 02 đợt chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật và mô hình làm kinh tế hiệu quả cho 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.


CHI TIẾT TRONG FILE ĐÍNH KÈM

 
Trang 7 của 7

Tin mới nhất