01:45:28 01-06-2023
Trang chủ Tin tức

Toàn trường

Tin tức nổi bật toàn trường

Thông báo về khai giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng

Ngày 18 tháng 9 năm 2013, tại Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng. Chương trình được thực hiện theo Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 29/11/2012 của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng.

Học viên tham gia khóa học bao gồm 30 đồng chí đương nhiệm là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Phòng và tương đương từ các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được cử đi học theo Quyết định số 2063/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/9/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT "V/v cử cán bộ đi học lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng".

Dự kiến ông Nguyễn Minh Nhạn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ sẽ đến dự và thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai giảng lớp học.

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II xin thông báo kính mời học viên về dự đông đủ. 

Thông báo Danh sách ứng viên đủ điều kiện xét tuyển và thi tuyển trong thông báo xét tuyển đợt 1 của Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II

Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II thông báo đến tất cả các ứng viên tham gia dự tuyển viên chức đợt 1 năm 2013 như sau:

1. Danh sách ứng viên đủ điều kiện thi tuyển: (FILEĐÍNH KÈM)

2. Danh sách ứng viên đủ điều kiện xét tuyển: (FILE ĐÍNH KÈM)

 

                                                                                                        KT.HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                        PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                              (đã ký)

                                                                                                     TS.Đinh Công Tiến

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm ngạch kiểm lâm viên khóa 16/2013

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm ngạch kiểm lâm viên khóa 16/2013

 

 Ngày 12/8/2013, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II đã tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ cho các học viên tham dự lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm ngạch kiểm lâm viên khóa 16/2013. Đây là lớp học thuộc Đề án 3569 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức kiểm lâm giai đoạn 2011-2015.

TS. Bảo Trung - Trưởng phòng Đào tạo, Khoa học và Hợp tác quốc tế phát biểu tại lễ bế giảng. Tham dự lễ bế giảng có cô Trần Thị Thu Hương - Khoa quản lý nhà nước và cùng các học viên. Thầy Bảo Trung trực tiếp trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các học viên.

Lễ khai giảng lớp Kỹ năng Quản trị Nhân Sự - Tổng công ty Lương thực miền Nam

Lễ khai giảng lớp Kỹ năng Quản trị Nhân Sự - Tổng công ty Lương thực miền Nam

Sáng Ngày 05/08/2013, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II đã tổ chức lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng kỹ năng quản trị nhân sự cho cán bộ và nhân viên phòng tổ chức hành chính dành riêng cho Tổng công ty Lương thực miền Nam. Đến dự khai giảng, về phía doanh nghiệp có Bà Đỗ Thị Thúy Hằng chuyên viên phòng tổ chức - Tổng công ty Lương thực miền Nam; về phía Trường quản lý nông nghiệp và PTNT II, TS. Nguyễn Thắng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà Trường; TS. Nguyễn Thế Phong, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh và quý thầy cô tham gia giảng dạy, cùng các anh/chị học viên tham gia khóa học.

 

TS. Nguyễn Thắng đã phát biểu khai mạc lớp học. Buổi lễ khai giảng đã thành công tốt đẹp. 

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường TS. Nguyễn Trung Đông

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường TS. Nguyễn Trung Đông

 

Ngày 01/07/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký Quyết định số 1489/QĐ-BNN-TCCB bổ nhiệm TS. Nguyễn Trung Đông, Trưởng phòng Đào tạo, Khoa học và Hợp tác quốc tế, sinh ngày 01/12/1975, quê quán Hà Nội, giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Nhà trường.

Ngày 15/07/2013, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Trung Đông.

Đến tham dự lễ công bố bổ nhiệm có đại diện Đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT bộ phận phía Nam và đại diện các đơn vị bạn trong ngành. Về phía Nhà trường có sự tham dự của toàn thể công chức, viên chức, người lao động Nhà Trường.

Trong buổi lễ, TS. Nguyễn Thắng - Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Nhà trường thừa ủy quyền của Bộ trưởng trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho TS. Nguyễn Trung Đông.

Trong buổi lễ, TS. Nguyễn Trung Đông nhận được hoa chúc mừng của Đảng ủy khối, Văn phòng Bộ bộ phận phía Nam và Hiệu Trưởng.

Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Trung Đông đã hứa tận tâm, tận lực thực hiện nhiệm vụ được Bộ tin tưởng và giao phó, góp phần cùng Ban lãnh đạo Nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ giao. Buổi lễ đã thành công tốt đẹp.

 

 

Lễ khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 6

Lễ khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 6

Ngày 20/06/2013, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II đã tổ chức Lễ khai giảng  lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 6 Tại Trường cao đẳng nghề cơ giới tỉnh Quảng Ngãi. Về phía Trường quản lý nông nghiệp và PTNT II, TS. Nguyễn Thắng - Hiệu trưởng nhà trường, TS. Nguyễn Trung Đông, Trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và hợp tác quốc tế; và quý thầy cô tham gia giảng dạy, cùng các anh/chị học viên tham gia khóa học.

Về phía Trường cao đẳng nghề cơ giới  Ông Đỗ Hồng Thanh - Hiệu trưởng đã phát biểu trong buổi khai giảng. Về phía Trường cán bộ có TS. Nguyễn Thắng - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc. Buổi lễ khai giảng đã thành công tốt đẹp

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế quốc dân và ổn định chính trị - xã hội. Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao. Mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Để thực hiện nhiêm vụ “đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu” đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngành nông nghiệp xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Phần 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 10 NĂM QUA

 

I.       THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 10 NĂM QUA

Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn:

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá: Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,36%/năm, giá trị gia tăng (GDP) tăng 3,7%/năm.

- Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm dần từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,58% năm 2010. Trong nội bộ ngành, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16,2% năm 2000 lên 21% năm  2010, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 61,8% xuống 56,4%, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 15,25% lên 18,7% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. 

Trong nội bộ các ngành cũng có chuyển biến cơ cấu tích cực: diện tích gieo trồng lúa giảm, diện tích các cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị hàng hóa tăng nhanh; trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình; tỷ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng tăng từ 44,5% năm 2000 lên 57,6% năm 2010; kinh tế nông thôn cũng chuyển biến tích cực, từ một nền kinh tế thuần nông, đến năm 2010, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên trên 20% năm 2010.  

-         Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu tăng nhanh

10 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 513 kg năm 2010, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu gạo ngày càng tăng cả về lượng và giá trị. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ nội, ngoại thất) đã chiếm được thị phần lớn và có vị thế cao trong khu vực.   Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 10 năm 2001 - 2010 đạt 106,2 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân đạt 16,4%/năm.  

- Nông thôn từng bước được đổi mới và phát triển, điều kiện sống của dân cư tiếp tục được cải thiện: Trong 10 năm qua, đã triển khai nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, các Chương trình bố trí sắp xếp dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, Chương trình 134, 135, Chương trình 30a giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Chương trình xóa bỏ, thay thế cây trồng có chứa chất ma túy… Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; nông thôn đang từng bước thay da, đổi thịt, điều kiện sống của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80%, tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 60%.

- Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa

Đầu tư thuỷ lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu, vừa phục vụ sản xuất vừa tăng khả năng cung cấp nước sinh hoạt nông thôn và đô thị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp thoát nước phục vụ công nghiệp và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Hệ thống hạ tầng phục vụ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã được nâng cấp và hiện đại hóa. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất. Hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp theo từng lĩnh vực sản xuất của ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh đã được xây dựng hiện đại.

Trong 5 năm 2006-2010, tổng vốn đầu tư phát triển đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và PTNT là 37.355,4 tỷ đồng, trong đó thủy lợi là 29.532,1 tỷ đồng (chiếm 80% tổng vốn thực hiện các dự án do Bộ quản lý). Qua 5 năm đầu tư đã tăng năng lực tưới thêm 450 ngàn ha so với chỉ tiêu 400 ngàn ha; tăng năng lực tiêu thêm 234 ngàn ha so với chỉ tiêu 200 ngàn ha, năng lực ngăn mặn tăng thêm 192 ngàn ha so với kế hoạch 200 ngàn ha. Đến hết năm 2010, tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đạt 3,45 triệu ha đất canh tác, đảm bảo tưới cho 6,92 triệu ha trồng lúa, khoảng 1,5 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tiêu thóat nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp; đưa vào sử dụng 62 cảng, bến cá với chiều dài cảng và bến cá 8 ngàn mét, lượng hàng thuỷ sản qua cảng khoảng 1,6 triệu tấn.

 Giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.  Năm 2010, đã có 98,5% số xã có đường ôtô đến khu trung tâm (còn 149 xã chưa có), trong đó 42,6% xã có đường liên thôn được nhựa hóa, trên 50% được bê tông hoá.  

- Các nguồn tài nguyên và môi trường nông nghiệp được bảo vệ và sử dụng theo hướng bền vững, hiệu quả: Đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, giá trị sản xuất nông nghiệp/ha canh tác tăng. Việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp đã được giám sát chặt chẽ hơn. Rừng được bảo vệ tốt hơn, hệ sinh thái rừng được cải thiện và bảo vệ, tỷ lệ che phủ rừng từ 33,3% năm 2000 tăng lên 39,5% năm 2010.

- Quan hệ sản xuất ở nông thôn tiếp tục được củng cố và đổi mới

Kinh tế hộ tiếp tục phát triển mạnh và đến nay hộ nông dân vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Đến năm 2010, theo số liệu chưa chính thức số hộ làm nông, lâm, thủy còn 9,5 triệu. Kinh tế trang trại, loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả hiện nay ở nông thôn đang có xu thế phát triển mạnh, đến 31/12/2010, tổng số trang trại của cả nước là 145.880, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000.

Kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tạo được công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhiều lao động tại khu vực nông thôn; góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2005 cả nước có 93.648 tổ hợp tác, đến năm 2010 có 112.000 tổ hợp tác. Đến 2009, các HTX cũ đã cơ bản chuyển đổi xong, nhiều HTX mới được thành lập, cả nước có 9.000 HTX nông nghiệp. 

Doanh nghiệp t­ư nhân có bư­ớc phát triển mạnh d­ưới nhiều hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp nhiều doanh nghiệp tư­ nhân đã đầu t­ư và họat động hiệu quả trong các lĩnh vực: thu mua và chế biến gạo, điều, cà phê, chè, rau quả.

Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ về cơ bản đã được sắp xếp lại và đổi mới hình thức tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên. Các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đã dần đi vào ổn định, một số doanh nghiệp đã hoạt động khá hiệu quả theo mô hình tổ chức mới trên các tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động, nộp ngân sách và tích lũy vốn.

Các nông, lâm trường quốc doanh đang được rà soát để sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của các nông, lâm trường hiện đang quản lý.

II.                HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1.     Hạn chế, tồn tại

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay đổi về chất, nông nghiệp, nông thôn đang bộc lộ một số hạn chế, tồn tại sau:

1.1. Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp

- Tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần: tốc độ tăng GDP nông nghiệp giai đoạn 1995 - 2000 đạt 4%/năm, giảm xuống còn 3,83%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và 3,3%/năm trong giai đoạn 2006-2010; (Phụ lục1)

- Tỷ lệ GTGT so với Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế) và 45,6% năm 2000 xuống 38,8% năm 2010 (theo giá so sánh). (Phụ lục 1)

 - Năng suất, chất lư­ợng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, nhất là rau quả, sản phẩm chăn nuôi. Phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng rất thấp, chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa hấp dẫn.

Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp: hiện có quá nhiều doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản quy mô nhỏ, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh ATTP chưa được coi trọng; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn.

1.2. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm

Tỷ trọng thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành tăng nhanh trong giai đoạn từ 2000 đến 2007 (đạt mức cao nhất là 26,5% năm 2007); nhưng bắt đầu từ năm 2008 lại có xu hướng giảm, chỉ còn 22% vào năm 2008 và xuống 21% năm 2010. Sản xuất nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt (chiếm tỷ trọng 73%), chăn nuôi và dịch vụ mới chỉ chiếm 27%. (Phụ lục 2)

Kết cấu kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là thuần nông (sản xuất nông nghiệp chiếm 65%), các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đủ sức thu hút tạo việc làm để thúc đẩy chuyển dịch lao động.

1.3. Đầu t­ư phát triển cơ sở hạ tầng chư­a đáp ứng đ­ược yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nhiều nơi còn yếu kém.

Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp, ch­ưa đáp ứng đư­ợc yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của ng­ười dân, nhất là ở các vùng miền núi (đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc).

Hệ thống thuỷ lợi cho sản xuất ở một số vùng còn chưa đáp ứng nhu cầu, tỷ lệ diện tích cây hàng năm được tư­ới bằng công trình thuỷ lợi ở Duyên hải miền Trung (44%), miền núi phía Bắc (32%), Tây Nguyên (25%) và Đông Nam bộ (51%). Vẫn còn khoảng 20% dân số nông thôn chư­a có n­ước hợp vệ sinh cho sinh hoạt...

Đối với thuỷ sản, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư ít về nguồn và thấp về số tuyệt đối nên hiện nay một số cảng cá, bến cá đã quá tải và xuống cấp cần đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhưng chưa có vốn.

1.4. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn chậm đổi mới.

Việc chuyển đổi phư­ơng thức hoạt động, tuyên truyền thành lập các HTX mới theo Luật hợp tác xã, mặc dù đã có Nghị quyết Trung ư­ơng 5 Khóa IX và nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ, như­ng chậm đ­ược triển khai, nhiều nơi còn lúng túng. Các nông, lâm tr­ường việc triển khai chư­ơng trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả trên tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ còn chậm. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm, chưa đóng vai trò mong đợi trong hỗ trợ hoạt động sản xuất của nông hộ.

Kinh tế trang trại tuy tăng nhanh về số lượng nhưng lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn.

Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ đã được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa nhưng hiệu quả của mô hình tổ chức mới vẫn còn chưa thể hiện rõ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong công tác quản lý tài chính, quản trị doanh nghiệp.

 

1.5. Nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, đời sống một bộ phận nông dân chậm được cải thiện

Tuy đời sống của đại bộ phận dân cư­ nông thôn đư­ợc nâng cao, nhưng so với mặt bằng chung thì nông thôn ta vẫn nghèo và phát triển chậm, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn; yêu cầu về việc làm ngày càng bức xúc.

Mặc dù tỷ lệ người nghèo giảm nhanh và đáng kể trong thời gian qua nhưng tốc độ giảm số hộ nghèo của nông thôn thấp hơn so với thành thị khoảng 20%; vẫn còn nhiều người dân sống dưới hoặc cận kề mức nghèo đói. 

1.6. Ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức

Tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh cây trồng thâm canh như bông, nho, rau...tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh; tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng, đặc biệt ở các làng nghề và chư­a có giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

Bên cạnh đó, nhiều tài nguyên bị khai thác bừa bãi cũng dẫn đến tình trạng suy giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên động vật quí hiếm, nguồn nước ngầm, nguồn lợi thuỷ sản trong nội địa và ở các vùng biển ven bờ, một số loại khoáng sản đã có dấu hiệu bị khai thác quá mức.

2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

2.1. Nguyên nhân khách quan: Xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn nư­ớc ta thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nư­ớc và nhân dân còn rất hạn hẹp.

 Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhân lực được đào tạo, có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải tuân theo các quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi nên phải có thời gian mới đem lại kết quả.

Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét với tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy mô rộng cho cả cây trồng, vật nuôi, một số loại bệnh có nguy cơ lây lan sang người, gây khó khăn ổn định kinh tế xã hội trong khi khả năng và nguồn lực cho phòng chống khắc phục còn hạn chế.

 Nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, những biến động, phức tạp và khó lường cả về chính trị, kinh tế trong khi khả năng cạnh tranh và ứng phó của Việt Nam còn thấp. 

2.2.  Nguyên nhân chủ quan

(1). Nhận thức vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập ảnh hưởng đến quá trình ban hành và triển khai thực hiện chính sách

Nhận thức một số ngành, địa phương về yêu cầu tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hư­ớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chư­a đủ và sâu sắc nên ch­ưa có sự quan tâm chỉ đạo đủ mạnh để thực hiện; thậm chí có nơi có t­ư tưởng thỏa mãn, lơi lỏng.

Một số chính sách chậm đư­ợc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chủ trương chính sách ban hành nhiều nhưng thực hiện chưa triệt để do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực tương ứng hoặc không quyết liệt trong triển khai thực hiện, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp uỷ và chính quyền các cấp không được làm rõ và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt.

(2). Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và đã được tập trung khai thác mạnh.

- Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thời gian qua rất ít, thấp hơn nhiều so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển. Đầu tư phát triển của toàn xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm từ 8,5% năm 2000 xuống còn 6,2% năm 2010. Đầu tư từ ngân sách NN và trái phiếu CP cho nông nghiệp, nông thôn cũng giảm, từ 21,5% năm 2006 xuống 21,3% năm 2010. Nếu tính riêng đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì tỷ lệ giảm khá mạnh, từ 20% GDP năm 1990 xuống 13,8% năm 2000; tiếp tục giảm xuống 7,5% năm 2005 và 6,45% vào 2008, đến năm 2010 chỉ còn là 6,26%.  (Nguồn: Báo Nông nghiệp VN – IPSARD) (Xem Biểu 4)

- Việc phân bổ vốn đầu tư công trong nội bộ ngành tập trung chủ yếu cho hạ tầng cơ bản có tính chất phi sản xuất hoặc chậm sinh lời chiếm tỷ trọng lớn; nhiều nhất là lĩnh vực thủy lợi và thủy lợi phí. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và TPCP cho lĩnh vực thủy lợi năm 2005 chiếm 30% tổng vốn NSNN đầu tư cho nông nghiệp, tăng lên 32% năm 2008 và 42% trong năm 2010. Tính chung, giai đoạn từ 2005 – 2010 trong khi vốn đầu tư cho thủy lợi tăng tới 7 lần thì vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các chương trình mục tiêu quốc gia mang tính chất hỗ trợ sản xuất và sinh lợi chỉ tăng có 2 lần.

- Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào nông nghiệp, nông thôn cũng rất hạn chế: vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn rất ít và theo xu hướng giảm dần, từ tỷ lệ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống còn 1% năm 2010. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính chung cả thời kỳ 1990-2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới thu hút được khoảng 738 dự án (không kể các dự án chế biến thực phẩm) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,3 tỷ đô-la, chiếm 2,3% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

- Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chư­a đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là giao thông và thủy lợi ở các vùng nguyên liệu.

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang giảm dần, hệ số ICOR (chi phí vốn phải bỏ ra cho một đồng giá trị gia tăng tăng thêm) của ngành tuy vẫn thấp hơn của cả nước nhưng đang trong xu hướng tăng lên. Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, mặt nước ở những nơi thuận lợi, suất đầu tư thấp, hiệu quả cao đã được tập trung khai thác mạnh trong thời gian qua.  (Phụ lục 3)

 (3). Khoa học công nghệ phát triển chậm, chất lượng nguồn nhân lực thấp

Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Một số lĩnh vực đã có công nghệ mới như­ng chậm hoặc ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc khoa học, công nghệ chưa tác động được nhiều như chè, dâu tằm, rau, nhiều loại cây ăn quả, chăn nuôi,... Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất thấp, việc đưa ra sản xuất đại trà còn nhiều khó khăn và chưa có chính sách “đủ mạnh” để phát triển.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao phục vụ cho quản lý, sản xuất kinh doanh còn thiếu rất nhiều trong khi đó các năm gần đây, xu hướng người học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm; tỷ lệ lao động nông thôn đ­ược đào tạo còn thấp (đến năm 2010 mới có 15,5%), trong khi lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ đang ngày càng giảm. Mạng l­ưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công ở cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật để làm tốt công tác chuyển giao khoa học công nghệ.

(4). Cải cách hành chính chậm, quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập

Quá trình cải cách hành chính diễn ra rất chậm so với nhu cầu biến đổi nhanh của thực tế đời sống; bộ máy quản lý còn cồng kềnh, hiệu lực kém, sự phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành trong các hoạt động liên ngành còn bất hợp lý (ví dụ trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý tài nguyên môi trường,...), sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương còn kém hiệu quả trong nhiều hoạt động như bảo vệ rừng, phòng chống dịch bệnh,.. 


Phần thứ 2

ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

          Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững cả về tự nhiên và xã hội, đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hướng tới trở thành một cường quốc xuất khẩu nông sản.

Một số chỉ tiêu cụ thể:

          Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định (giai đoạn 2011-2015 là 2,6-3,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 3,5-4%/năm);

          Phát trỉển lâm nghiệp tăng độ che phủ rừng lên 42-43% giai đoạn 2011-2015 và lên 45% giai đoạn đến 2020; bảo vệ da dạng sinh học và môi trường; khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu.

Tập trung xóa đói giảm nghèo, tích cực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, giảm tỷ lệ nghèo ở nông thôn 2%/năm.

 II. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH

Định hướng chung:  Tiếp tục phát triển mạnh các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh và có thị trường như nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là cá tra, tôm, nhuyễn thể); chăn nuôi gia cầm, lợn và bò sữa. Đối với ngành trồng trọt, tập trung tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo lợi thế vùng, miền; Trong lâm nghiệp ưu tiên phát triển rừng kinh tế và các dịch vụ môi trường rừng; Phát triển công nghiệp chế biến sâu nông lâm thủy sản, muối và tăng cường các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại.

Định hướng cụ thể trong từng ngành:

1. Trồng trọt

Từ nay đến năm 2020, trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở đa dạng hoá cây trồng, sản phẩm, phát huy lợi thế vùng, miền; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, và thích ứng với biến đổi khí hậu; Chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch và chế biến, đặc biệt là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất khoảng 3,0%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong toàn ngành khoảng 50% vào năm 2020 (năm 2010 là 56,4%).

          Định hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng một số sản phẩm chính của ngành trồng trọt như sau:

          (1) Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và còn dư địa tăng giá trị gia tăng lớn

- Cây lúa:

+ Duy trì, bảo vệ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, đảm bảo sản lượng thóc đạt 46 triệu tấn. Tăng diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao từ 20 - 21% hiện nay lên 35 - 40% vào năm 2020, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng 300 ngàn ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1,0 triệu ha. Quy hoạch vùng gieo trồng lúa thu đông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long quy mô 600-700 ngàn ha gắn với nâng cấp hệ thống đê bao cho vùng quy hoạch.

+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa, chú trọng đưa tỷ lệ diện tích sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật từ 35% hiện nay lên 70-85% vào năm 2020; Áp dụng biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, tưới tiết kiệm... nâng cao hiệu quả sản xuất/ha canh tác lúa.

+ Áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa theo hướng bền vững, giảm chi phí sản xuất, chú trọng cả năng suất và chất lượng lúa; tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5 - 6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu: tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Nâng cao thêm giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu 15% vào năm 2015 và 20 – 25% vào năm 2020.

- Cà phê:

+ Có kế hoạch và chính sách hợp lý hỗ trợ trồng tái canh dệ tích cà phê già cỗi, năng suất thấp. 

+ Thực hành các biện pháp thâm canh cà phê bền vững, đưa tỷ lệ cà phê được cấp chứng chỉ (4C, UTZ, RainForest) từ 12% hiện nay lên 30% vào năm 2015 và đạt 50% vào năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 20% năm 2010, lên đến 40% năm 2015 và 70% năm 2020; tăng tỷ lệ cà phê chế biến ướt từ 10% năm 2010 lên 20% năm 2015 và 30% năm 2020; áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật trong chế biến.

+ Mở rộng quy mô, công suất chế biến cà phê hòa tan từ 10.000 tấn (1%) năm 2011 lên 25.000 tấn (2,5%) năm 2015 và 50.000 tấn (5%) năm 2020; tổng sản lượng cà phê rang xay từ 5% hiện nay lên mức 10% vào năm 2015 và 20% vào năm 2020 đồng thời tăng tỷ lệ chế biến cà phê rang xay quy mô công nghiệp.

- Cao su:

+ Tiếp tục phát triển cao su theo Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Chú trọng các biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất mủ.

+ Cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu, trong đó mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20%, mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR20 chiếm khoảng 40%.

Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có công suất từ 6.000- 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 – 1.500 tấn/năm; đối với những nhà máy đã xây dựng cần tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền. Tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu.

Xây dựng các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, xe máy... đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020.

- Cây điều

+ Tiếp tục đầu tư nghiên cứu nhằm tạo ra các giống điều mới có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh và có chính sách hỗ trợ nông dân tái canh các vườn điều đã già cỗi, năng suất thấp.

+ Đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40% dưới các dạng (hạt điều rang muối, bơ hạt điều, bánh kẹo nhân điều...); đồng thời tăng tỷ lệ tiêu thụ nội tiêu trong tương lai để tránh rủi ro do thị trường xuất khẩu có những biến động xấu, mặt khác sử dụng triệt để nhân điều bị vỡ do quá trình áp dụng cơ giới hóa thay thế lao động thủ công.

     - Cây hồ tiêu

Thâm canh 50 ngàn ha tiêu hiện có. Đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến, trong đó có 14 nhà máy đảm bảo kỹ thuật chế biến tiên tiến chất lượng cao, an toàn. Đồng thời đầu tư mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy chế biến tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 19,4% năm 2010 lên 30% vào năm 2020. Đầu tư để nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu nghiền bột từ 12,2% năm 2010 lên 25% vào năm 2020.

+ Cây sắn

Quy hoạch vùng nguyên liệu sắn phục vụ công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu từ 450 - 500 ngàn ha, sản lượng đạt trên 11-12 triệu tấn; đưa tỷ lệ sử dụng các giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao lên 70 - 80% (hiện nay khoảng 60%); canh tác sắn phải kết hợp các biện pháp kỹ thuật thâm canh bảo vệ đất.

(2) Nhóm cây có tiềm năng

- Rau, hoa là những hàng hóa hiện đang có nhiều dư địa cả về tiềm năng phát triển và nhu cầu, thị trường tiêu thụ; có thể ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả nhanh và đã có mô hình thành công. 

Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, công nghệ cao trong việc chọn tạo các giống rau, hoa mới để đưa vào sản xuất theo hướng công nghệ cao; phát triển các loại rau, hoa có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích như cà chua, dưa, hoa lily, hoa lan, hoa loa kèn, hoa chậu, hoa thảm,... và một số giống rau, hoa mới nhập nội từ nước ngoài.

- Cây ăn quả

+ Áp dụng quy trình ViệtGAP trong thâm canh cây ăn quả; trước mắt ưu tiên triển khai trên một số cây như thanh long, cây có múi, nhãn, vải, xoài... Đến năm 2020, có ít nhất 20% sản lượng quả đưa ra thị trường được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.

+ Nâng cao công suất và  hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại rau quả đông lạnh, đóng hộp chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm đông lạnh, nước quả cô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm…).

 

(3) Nhóm cây đang có tiềm năng và lợi thế ở mức trung bình

- Ngô

Tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô đến năm 2015 và 2020 đạt 1.250 ngàn đến 1.446 ngàn ha; sản lượng đạt 6,3 đến 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất 19 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu; duy trì diện tích sử dụng giống ngô lai ở mức trên 95% như hiện nay.

- Mía

Diện tích mía đạt 300 ngàn ha, sản lượng mía từ 22-26 triệu tấn, tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, đưa tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chữ đường cao từ 40 - 50% hiện nay lên 70 - 80%.

- Lạc, Đậu tương

Mở rộng diện tích lạc lên 300 ngàn ha, diện tích đậu tương lên 350 - 400 ngàn ha. Đưa diện tích lạc sử dụng giống mới lên 75 - 85%, đậu tương lên 70 - 80%. Trong thời gian tới, tiếp tục chỉ đạo mở rộng vụ lạc thu đông ở vùng núi, mở rộng diện tích gieo trồng đậu tương trên đất 1 vụ lúa ở Trung du miền núi phía Bắc, trên đất màu ở Tây Nguyên và trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng sông Hồng. 

- Chè

+ Thay thế dần các diện tích chè giống cũ bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng chè, đạt bình quân 90 tạ/ha tăng 38,4% so với 2010, sản lượng chè búp tươi đạt 1,0 triệu tấn/năm; áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp (GAP, RainForest, UTZ, Organic).

+ Tăng cường tưới nước cho các vùng chè đặc sản, chè Ô long, chè qua đông sản xuất chè xanh chất lượng cao; trồng cây che bóng 100% diện tích trồng chè; cơ giới hóa đốn chè, từng bước cơ giới hóa hái chè, thực hiện thu hái dãn lứa (30-45 ngày/lứa hái) góp phần giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè.

+ Đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chè theo hướng hiện đại, chế biến công nghiệp 70% sản lượng chè búp tươi; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng: 30% chè đen OTD, 30% CTC  35% chè xanh, 5% chè đặc sản;   

+ Thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến và quản lý chất lượng (ISO, HACCP), bắt buộc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, giảm bớt các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất, xuất khẩu

2. Chăn nuôi

- Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm, tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn, gia súc lớn. 

- Về hình thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và công nghệ cao; nghiên cứu phát triển ở quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường. Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị. 

- Về địa bàn, chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.

Nâng tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi trong toàn ngành lên khoảng 20% (năm 2010 là 18,7%).

- Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu giống, thức ăn đến vệ sinh an tòan dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức sản xuất chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.

3. Thủy sản

Thủy sản vẫn là lĩnh vực được coi là mũi nhọn tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá do tiềm năng và lợi thế của nước ta về mặt nước, khí hậu.

Nuôi trồng thuỷ sản

Các đối tượng nuôi cần được ưu tiên phát triển là cá tra, tôm, nhuyễn thể và các lọai thủy sản có giá trị cao khác. Về hình thức nuôi, cần mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Về địa bàn, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế của vùng ĐBSCL, các vùng ven biển.

Đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản, từng bước hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản. Đến năm 2015, cung cấp 100% giống thủy sản thương phẩm cho nhu cầu nuôi; 70% giống cho các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020, 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực đạt chất lượng cao, sạch bệnh...Phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, bảo đảm sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững...

Khai thác hải sản

Chuyển từ khai thác bằng tàu công suất nhỏ hoạt động gần bờ sang khai thác bằng tàu công suất lớn hoạt động xa bờ và viễn dương; giảm dần số lượng tàu thuyền khai thác vùng biển gần bờ. Chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ tốt.

Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến, bảo quản sau thu hoạch để giảm thất thóat và nâng cao giá trị sản phẩm.

 Phấn đấu đạt tổng sản lượng 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70%. Tỷ trọng ngành thủy sản trong giá trị sản xuất toàn ngành đạt 25,4%.

+ Cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh (chiếm đến 85% sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu) theo hướng giảm tỷ lệ các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền.

+ Đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến (ISO, HACCP); nâng GTGT trong chế biến hiện nay từ 48,5% lên 70% vào năm 2020.

 + Đa dạng hoá mặt hàng chế biến; tăng tỷ lệ hàng chế biến xuất khẩu có giá trị gia tăng từ 35% đến 65% vào năm 2020; chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm, mở rộng diện áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP đảm bảo 100% nhà máy chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản “ngủ đông“ đối với một số loại thủy sản có giá trị, xuất khẩu thủy sản sống có GTGT cao.

4. Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường rừng, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu là hướng đi tất yếu của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới.

Ưu tiên tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của cả nước, phát triển nghề trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng, đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc miền núi. Nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ (70%) và để lại chăm sóc, khai thác gỗ lớn (30%) hiện nay sang cơ cấu 50:50 vào năm 2015 và 30: 70 vào năm 2020 nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phát triển dịch vụ môi trường rừng;

Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững, đưa lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Cải thiện tốc độ phát triển và cơ cấu ngành: Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 3,5 - 4%, từng bước tăng thu nhập từ rừng cho các đối tượng trồng và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; cơ cấu ngành chuyển đổi theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị dịch vụ môi trường rừng (khoảng 25%), giá trị sản xuất lâm sinh là 25% và công nghiệp chế biến khoảng 50%.

+ Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định; đổi mới công nghệ chế biến gỗ theo hướng hiện đại, ưu tiên sử dụng gỗ rừng trồng; cơ cấu lại sản phẩm theo hướng ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm phù hợp với thị trường và có GTGT cao. 

+ Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Mục tiêu, đến năm 2020, tổng công suất chế biến gỗ xẻ đạt 6 triệu m3/năm, ván dăm 320.000 m3 sản phẩm/năm, ván MDF 220.000 m3 sản phẩm/năm.

          5. Sản xuất muối

          Tập trung mở rộng diện tích, đầu tư phát triển nghề muối công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa, tự động hóa, nâng cao năng suất và chất lượng chế biến muôi. Đến năm 2020, đảm bảo sản lượng muối cả nước đạt 1,35 triệu tấn, trong đó muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.

          6. Công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn

  6.1. Phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng: tập trung chủ yếu vào: phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ 50% hiện nay lên 70% vào năm 2020 (mỗi ngành hàng có mức tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong vòng 10 năm); phấn đấu giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô.

          6.2. Phát triển ngành nghề nông thôn

          Xây dựng quy hoạch làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, bảo vệ môi trường; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống. 

          Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất ở các làng nghề; ưu tiên đầu tư công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu và kiểm sóat ô nhiễm môi trường làng nghề; yêu cầu các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản và ngành nghề nông thôn phải đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường.

III. GIẢI PHÁP

1.     Chuyển đổi cơ cấu đầu tư

a.     Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực

Ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án về chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và lao động nông thôn xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm cả thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản); tập trung vốn đầu tư cho các chương trình, dự án có khả năng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đối với từng lĩnh vực cụ thể như sau:

- Nông nghiệp: ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng chống sâu bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm.

- Thủy sản: tăng mạnh đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm cả thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản), đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đầu tư các dự án cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão.

- Lâm nghiệp: ưu tiên đầu tư giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

- Thủy lợi: tập trung vốn cho các dự án hoàn thành (chỉ khởi công mới các dự án đê điều, một số dự án an toàn hồ chứa cấp bách); ưu tiên đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; phát triển ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm; ưu tiên vốn nhiều hơn cho nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư hơn là đầu tư mới; chú trọng đầu tư các công trình hệ thống hơn là công trình đầu mối.

b. Điều chỉnh hình thức/nguồn vốn  đầu tư

Thực hiện rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh nguồn vốn và hình thức đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn:

- Lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ trọng vốn đầu tư tín dụng, vốn của các cá nhân, tập thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả hình thức hợp tác công tư (PPP) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

 - Giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư  của ngành. Vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chiến lược của ngành và các dự án không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư phát triển hạ tầng ở các vùng có nhiều khó khăn để hỗ  trợ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống cho dân cư. Dành nguồn ngân sách thỏa đáng để thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Phân cấp quản lý đầu tư nhiều hơn cho các địa phương, huy động nguồn lực địa phương cho các công trình, dự án quy mô nhỏ, trong phạm vi địa phương, Bộ chỉ đầu tư các dự án, công trình lớn quy mô vùng/miền hoặc kỹ thuật phức tạp.

c. Nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư

- Nâng cao chất lượng lựa chọn các dự án đầu tư, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội là tiêu chí cơ bản để quyết định lựa chọn dự án đầu tư; công khai, minh bạch trong đầu tư; tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

- Bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và không đồng bộ; phân bổ, quản lý và giám sát sử dụng vốn đầu tư phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch trung hạn.

- Đổi mới mô hình, công tác quản lý công trình sau đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sự tham gia của người dân.

   2. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế

    Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành; sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh, rà soát hiện trạng sử dụng quỹ đất rừng, thu hồi diện tích sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vượt khả năng quản lý của các lâm trường giao lại cho chính quyền địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

    Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích và hỗ trợ các hộ sản xuất áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, tổ chức hiệp hội ngành hàng; phát triển mô hình liên kết, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ nông dân (theo kiểu cánh đồng mẫu lớn).

    Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa lớn, tập trung với các điều kiện và yếu tố sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại.

   3. Tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách

- Về đất đai: Rà soát quỹ đất để giao cho nông dân hoặc cho doanh nghiệp thuê để trồng cây công nghịêp, trồng rừng; thực hiện các chính sách đồng bộ bảo vệ quỹ đất lúa.

- Về khoa học công nghệ: Hỗ trợ phổ biến và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất tốt (GAP), công nghệ cao; hỗ trợ sản xuất có xác nhận. 

- Chính sách tín dụng, thương mại: Đề nghị tăng hạn mức và kéo dài kỳ hạn cho vay vốn tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng cây, con.

Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sản xuất liên kết khép kín được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn trả nợ phù hợp.

Áp dụng mức thuế suất phù hợp đối với các loại nông, lâm thủy sản thô xuất khẩu (dăm gỗ, cà phê, hạt tiêu, mủ cao su,…) nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và khuyến khích đầu tư công nghiệp chế biến trong nước.

Hỗ trợ hoạt động XTTM, nghiên cứu và mở rộng thị trường, các hoạt động nâng cao giá trị hàng hóa trong lĩnh vực thương mại (xây dựng thương hiệu, khảo sát thị trường, thành lập trung tâm thương mại tại các thị trường trọng điểm…).

- Đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính, công chức sự nghiệp, chuyên gia giỏi về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế; triển khai mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo lao động nông thôn làm nông nghiệp theo QĐ số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước 

Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở Bộ và các địa phương đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

Triệt để đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo đạo kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đáp ứng có hiệu quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn VSTP đối với  vật tư, sản phẩm nông lâm thuỷ sản, diêm nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.     Các địa phương

- Triển khai rà soát và điều chỉnh cơ cấu, quy họach sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành;

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp và hiệu quả.

- Rà soát, sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên khác.

2. Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà sóat và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với Quy hoạch tổng thể của ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012) và lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu, hình thức và nguồn vốn đầu tư theo hướng huy động tối đa nguồn lực xã hội; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư các nguồn vốn cho phát triển ngành.

Các Tổng Cục, Cục xây dựng nội dung, giải pháp và lộ trình triển khai cụ thể cho lĩnh vực phụ trách, bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình Tái cơ cấu chung của ngành.

3. Các doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc kế hoạch cổ phần hóa, bảo đảm tiến độ chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Rà soát các dự án đầu tư, kiên quyết cắt, giảm các dự án nằm ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; giãn tiến độ các dự án chưa cấp bách, chưa có vốn./.

Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

 

 Ngày 06/06/2013, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II đã tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Đến dự khai giảng, về phía Thanh tra có ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Hiệu trưởng Trường cán bộ thanh tra chính phủ; và ông Vũ Xuân Thu - Phó chánh thanh tra của Thanh tra Bộ nông nghiệp và PTNT về phía Trường quản lý nông nghiệp và PTNT II, TS. Đinh Công Tiến - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Nguyễn Trung Đông, Trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và hợp tác quốc tế; và quý thầy cô tham gia giảng dạy, cùng các anh/chị học viên tham gia khóa học.

ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Hiệu trưởng Trường cán bộ thanh tra chính phủ đã phát biểu khai mạc lớp học. ông Vũ Xuân Thu - Phó chánh thanh tra của Thanh tra Bộ nông nghiệp và PTNT đã có bài phát biểu tại buổi lễ khai mạc này. Buổi lễ khai giảng đã thành công tốt đẹp. 

Lễ khai giảng lớp Giám đốc điều hành doanh nghiệp khóa 33

Lễ khai giảng lớp Giám đốc điều hành doanh nghiệp khóa 33

Ngày 20/5/2013, Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II đã tổ chức lễ khai giảng lớp Giám đốc điều hành doanh nghiệp khóa 33. Đến dự khai giảng, về phía doanh nghiệp có ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam và ông Nguyễn Duy Hoan, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Tổng công ty Cà phê Việt Nam; về phía Trường quản lý nông nghiệp và PTNT II, có NGƯT., TS. Nguyễn Thắng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà Trường; TS. Nguyễn Trung Đông, Trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và hợp tác quốc tế; TS. Nguyễn Thế Phong, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh và quý thầy cô tham gia giảng dạy, cùng các anh/chị học viên tham gia khóa học.

NGƯT, TS. Nguyễn Thắng đã phát biểu khai mạc lớp học. Ông Nguyễn Văn Hà đại diện cho các doanh nghiệp có học viên tham dự phát biểu chúc mừng lớp học. TS. Bảo Trung, đại diện khoa Quản trị kinh doanh giới thiệu tổng quan chương trình đào tạo lớp Giám đốc điều hành doanh nghiệp. Buổi lễ khai giảng đã thành công tốt đẹp. 

Lễ bế giảng lớp Giám đốc doanh nghiệp 28

Lễ bế giảng lớp Giám đốc doanh nghiệp 28

Ngày 11/5/2013, tại Trường cán bộ qản lý nông nghiệp đã làm lễ trao bằng tốt nghiệp cho lớp Giám đốc doanh nghiệp khóa 28. Đây là lớp Giám đốc được thiết kế và đào tạo riêng cho Công ty TNHH MTV Xuất khẩu Kiên Giang và Công ty lương thực - thực phẩm An Giang. Thầy NGƯT, TS. Nguyễn Thắng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà Trường đã trực tiếp trao bằng tốt nghiệp cho từng học viên. Buổi lễ đã thành công tốt đẹp.  

Trang 6 của 7

Tin mới nhất